Ngày đăng | 24.10.2019
Kính cường lực (Tempered glass) là loại kính được tôi nhiệt độ ở 700 độ C và cho làm nguội nhanh bằng khí để tạo sức căng bề mặt, chịu được trọng tải lớn chống va đập. Khả năng chịu lực gấp 4 – 5 lần so với kính thường. Khi vỡ kính tạo thành nhiều hạt kính vụn không gây sát thương.
Kính cường lực là một loại vật liệu không thể thiếu trong kiến trúc hiện đại. Kính cường lực được sử dung rất nhiều trong các công trình, từ những tòa nhà cao chọc trời là kính xây dựng đến những ứng dụng nhỏ hơn là vách kính ngăn phòng, vách kính tủ áo, kính sơn màu, kính ốp bếp...
Đặc tính kỹ thuật của kính cường lực
Trải qua quá nung nhiệt ở nhiệt độ cao, kính cường lực có các ưu điểm vượt trội như sau:
- Khả năng chịu lực: Kính cường lực có khả năng chịu lực 4 – 5 lần kính thường cùng độ dày. Sau quá trình tôi nhiệt nhờ ứng suất nén bề mặt kính mà kính chịu được rung chấn, sức gió và những va chạm mạnh. Kính cường lực có khả năng chịu được sức gió giật cấp 12 và chịu trọng tải lên đến hơn 10.000 psi tương đương với hơn 700kg. Tỷ lệ độ cứng tính theo hệ số Mohs đạt 5.5, chống trầy xước tốt
- Khả năng chịu nhiệt: khả năng chịu nhiệt cao. Kính cường lực chỉ vỡ ở nhiệt độ trên 250 độ C. Kính cường lực có thể chịu được nhiệt độ tăng đột ngột (sốc nhiệt) lên đến 500 độ C không bị vỡ
- Độ an toàn: Kính cường lực khi vỡ sẽ tạo thành vô số hạt kính nhỏ không sắc cạnh có kích thước 0.5 – 1 cm2 ( >= 40 viên/ 25 cm2 diện tích) giảm tối đa khả năng gây thương tích.
- Vệ sinh bảo quản: kính cường lực rất dễ vệ sinh, lau chùi. Kính cường lực chỉ cần lau kính thường xuyên để đảm bảo kính sạch không bám bẩn vì khi kính bẩn rất dễ nhận ra.
- Ứng dụng: Kính cường lực được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực xây dựng, kính ô tô, điện thoại, bể thủy sinh, vách kính, cửa kính...
Độ dày kính cường lực và kích thước tiêu chuẩn
Kính cường lực tempered glass có 14 độ dày danh nghĩa (mm) sau: 2; 2,5; 3; 4; 5; 6; 6,5; 8; 10; 12; 15; 19; 22; 25 đơn vị là mm hoặc ly
Tùy vào mục đích sử dụng của sản phẩm/ công trình mà lựa chọn các loại độ dày kính thích hợp. Một số độ dày tiêu chuẩn cho các sản phẩm ứng dụng kính cường lực tempered glass hiện nay như:
+ Cửa kính cường lực: 8mm - 10mm - 12 mm
+ Vách kính/ mặt dựng kính/ tường kính: 8mm - 10 mm - 12mm - 15mm
+ Kính sơn màu: 5mm - 8mm - 10 mm
+ Kính lan can, ban công, cầu thang: 10mm - 12mm - 15 mm
+ Tranh kính 3D: 10mm - 12mm - 15 mm
+ Sàn kính
+ Nhà kính
Kính cường lực có kích thước tiêu chuẩn khác nhau cho mỗi độ dày khác nhau:
Độ dày (mm) | Kích thước nhỏ nhất (mm) | Kích thước lớn nhất (mm) |
3 | 200 x 250 | 1800 x 2400 |
4 | 100 x 250 | 1800 x 2400 |
5, 6 | 100 x 250 | 2400 x 3000 |
8, 10, 12 | 100 x 250 | 2400 x 4200 |
15, 19, 24 | 100 x 250 | 2400 x 6500 |
Một số loại kính cường lực tempered glass thường gặp
Ngoài loại kính cường lực trong suốt truyền thống, còn có nhiều loại kính được phát triển dựa trên nhu cầu và mục đích sử dụng mà bổ sung thêm tính năng giúp ứng dụng nhiều hơn trong xây dựng
Kính cường lực (Fully Tempered):
Là loại kính được tôi nhiệt độ ở 700 độ C và cho làm nguội nhanh bằng khí để tạo sức căng bề mặt, chịu được trọng tải lớn chống va đập. Khả năng chịu lực gấp 4 – 5 lần so với kính thường. Khi vỡ kính tạo thành nhiều hạt kính vụn không gây sát thương.
Kính dán cường lực
Là kính được tạo nên từ hai hay nhiều lớp kính cường lực dán lại với nhau, ở giữa các lớp kính là lớp màng PVB. Khi vỡ các mảnh kính được giữ lại không bị rơi ra ngoài gây nguy hiểm. Màng PVB còn có khả năng hạn chế hiệu ứng nhiệt, bức xạ tia UV.
Kính hộp
Được cấu tạo từ 2 hay nhiều lớp kính, sử dụng kính dán hoặc kính cường lực có độ dày từ 3 – 10 mm. Giữa các lớp kính được ngăn cách bằng các nan nhôm chứa hạt hút ẩm. Khoảng không giữa hai tấm kính được bơm khí trơ 95 – 97% Argon.
Công dụng phổ biến nhất của kính hộp là dùng cho các loại cửa có cầu cách âm, cách nhiệt.
Kính sơn màu
Cũng là một trong những kiểu biến đổi khác của kính cường lực thay vì chỉ có màu trong suốt, kính cường lực được sơn màu một mặt làm tăng tính thẩm mĩ. Kính màu thường được dùng cho trang trí và ốp bếp. Độ dày từ 5mm – 10 mm.
Kính phun cát, kính phun mờ
Kính được phun 1 lớp cát mỏng lên bề mặt để làm mờ tạo tính thẩm mĩ mà không làm thay đổi đặc tính của kính.
Kính uốn cong: Là kính thường trong quá trình tôi nhiệt sẽ được uốn biến dạng theo đường cong đã định. Kính được uốn cong vẫn đảm bảo những tính năng chịu lực của kính cường lực phẳng. Ứng dụng nhiều cho vách kính, lan can, cầu thang kính.
Các tiêu chuẩn kỹ thuật của kính cường lực uốn cong
- Độ dày tấm kính 5-12mm, bán kính 900mm < R < 1200mm
- Độ dày 5-12mm, bán kính 1200mm < R < 15000mm
- Độ dày 15-19mm, bán kính 1800mm < R < 15000mm
Kính rạn
Là kính cường lực được ghép vào giữa hai tấm kính thường bằng màng film PVB. Sau đó, tấm kính ở giữa sẽ được kích nổ, nhờ hai tấm kính bên ngoài và lớp màn phim giúp cố định cả mảnh vỡ, tạo ra một sản phẩm kính rạn có hiệu ứng vỡ độc đảo, nghệ thuật.
Kính rạn thường được dùng nhiều trong trang trí, cầu thang, vách ngăn, vách nhà tắm.
Kính chống cháy, kính cường lực cản nhiệt (Low – E)
Bao gồm nhiều loại kính có tác dụng cản nhiệt, hoặc chống cháy theo số phút nhất định. Trong đó:
- Kính chống cháy có thời gian tối đa là 120 phút, tác dụng ngăn chặn lửa, khói độc, khí la lây lan qua các phòng gây hiệu ứng cháy dây chuyền.
- Kính cản nhiệt được phủ lên bề mặt một loại hợp chất đặc biệt, có tính năng kiểm soát nhiệt. Kính giúp phòng ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè. Sử dụng chủ yếu cho mặt dựng tòa nhà, văn phòng, trung tâm thương mại.
Quy trình tôi nhiệt kính phẳng cường lực
Giai đoạn 1: Cắt kính
Phôi kính thường được cắt và gia công thành hình trước khi mang đi nung nhiệt vì kính sẽ bị hỏng nếu sau khi nung biết tục mài hay khoét. Quy trình cắt kính sẽ được làm tự động bằng máy để đảm bảo độ chính xác.
Giai đoạn 2: Gia công trên tấm kính
Kính thường cắt xong sẽ rất nguy hiểm nên cần được mài các góc cạnh để tránh gây sát thương. Với công nghệ hiện đại các kiểu mài cũng đa dạng mài góc, mài song cạnh, mài vát. Bên cạnh đó, kính có thể được in logo, hoặc sơn men tăng tính thẩm mĩ theo yêu cầu của khách hàng.
Giai đoạn 3: Khoan kính
Sau khi mài, kính sẽ được khoan theo yêu cầu bản vẽ kỹ thuật (nếu có). Tất cả các công đoạn được làm bằng máy khoét thủy lực tự động công nghệ cao.
Giai đoạn 4: Kiểm tra chất lượng và rửa kính
Tấm kính được kiểm tra tổng thể lần cuối. Tiếp theo tấm kính được mang vào máy rửa áp suất cao, rửa đi hết mạt kính và mang đi sấy khô. Bước này giúp tránh các khuyết tất trên kính sau khi tôi hoặc tránh dị vật ảnh hưởng đến chất lượng kính có thể làm nổ vỡ.
Giai đoạn 5: Tôi nhiệt kính cường lực
Kính thường bước vào quá trình nung trong lò với nhiệt độ phù hợp để trở thành kính cường lực. Tùy vào độ dày của kính mà nhiệt độ và thời gian nung của mỗi kính sẽ khác nhau. Sau đó, kính được làm nguội bằng luồn khí lạnh áp suất lớn làm căng bề mặt kính, tăng ứng suất bề mặt.
Giai đoạn 6: Kiểm tra thành phẩm
Sau khi đã thành phẩm xong sẽ được kiểm tra các thông số cơ bản về độ bền va đập và số lượng mảnh vỡ để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm.
Danh sách các nhà máy sản xuất, tôi nhiệt, cung cấp phôi kính uy tín tại Việt Nam
Hiện tại, thị trường kính Việt Nam sử dụng phôi kính từ rất nhiều nguôn khác nhau, có hàng trong nước, hàng nhập khẩu. Hàng nhập khẩu thì có kính Việt Nhật và kính nhập từ Trung Quốc, Bỉ, Indonesia…
Chất lượng phôi kính cũng khác nhau dựa vào uy tín của đơn vị cung cấp. Trong đó có nhiều nguồn kính nhập khẩu không rõ lai lịch, nguồn gốc xuất xứ rất nguy hiểm. Bạn cần lưu ý kiểm soát đầy đủ hóa đơn chứng từ để tránh thiệt hại lớn về sau.
Phôi kính được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu về; sau đó được mang đến những nhà máy tôi nhiệt kính cường lực, rồi từ đây phân phối đến các cửa hàng, các đơn vị gia công lắp đặt.
1. Nhà máy kính Hải Long. Địa chỉ nhà máy: KCN Hà Bình Phương, TP. Hà Nội.
2. Nhà máy kính Á Châu. Địa chỉ nhà máy: Ngã 3 Ba La – Quận Hà Đông – Thành Phố Hà Nội.
3. Nhà máy kính Hồng Phúc. Địa chỉ nhà máy: KCN Phú Nghĩa – Huyện Chương Mỹ – Thành Phố Hà Nội.
4. Nhà máy kính CFG Ninh Bình. Địa chỉ nhà máy: Khu công nghiệp Khánh Cư, xã Khánh Cư, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
5. Nhà máy kính nổi Chu Lai – INDEVCO. Địa chỉ nhà máy: KCN Bắc Chu Lai – Tam Hiệp – Núi Thành – Quảng Nam.
6. Nhà máy kính nổi Tràng An. Địa chỉ nhà máy: Khánh Phú, Huyện Yên Khánh, Tỉnh Ninh Bình.
7. Nhà máy kính Flat Hải Phòng. Địa chỉ nhà máy: L6 CN4.2C, KCN Đình Vũ, Phường Đông Hải 2, Quận Hải An, TP Hải Phòng.
8. Nhà máy kính nổi Viglacera Bình Dương. Địa chỉ nhà máy: Khu Sản Xuất Tân Đông Hiệp, Huyện Dĩ An, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương.
Giới thiệu về Gương kính nội thất Gia Phát
Gia Phát là đơn vị trực tiếp thi công lắp đặt gương kính hàng đầu tại Hà Nội với các sản phẩm:
- Gương ghép ô trang trí dán tường: gương ghép quả trám, gương ghép lục giá, gương ghép chữ nhật...
- Vách kính cường lực: vách kính văn phòng, vách kính phòng khách, vách kính nhà tắm, cabin tắm...
- Cầu thang, lan can kính
- Cánh kính tủ áo
- Kính màu ốp bếp
Là đơn vị trực tiếp thi công, với quy trình làm việc chuyên nghiệp hỗ trợ tối đa các khách hàng đi kèm báo giá cạnh tranh, Gia Phát hiện đang là nhà cung cấp uy tín các sản phẩm gương kính nội thất cho các công ty nội thất. Quý khách có nhu cầu thi công các sản phẩm về gương ghép trang trí, các sản phẩm kính cường lực vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số máy: 0901.686.111 để được hỗ trợ tốt nhất.